Công tác phục tráng, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn gen cây trồng bản địa là tiền đề để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con các dân tộc, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu sản phẩm Ocop.
Tuy nhiên, hiện nay các giống cây trồng bản địa được người dân tự để giống và quy trình canh tác theo tập quán nên các giống bản địa dần mai một, thoái hóa, đứng trước nguy cơ mất dần những đặc tính quý về chất lượng và khả năng chống chịu. Vì vậy, từ năm 2021 Trung tâm thực hiện đề án phục tráng và phát triển một số giống lúa bản địa, kết hợp sản xuất lúa theo hướng hữu cơ để hướng tới xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ tại Nghệ An. Vụ xuân và vụ mùa 2021 Trung tâm đã triển khai nhiệm vụ phục tráng giống lúa bản địa Khâu Cậy nọi (giống bản địa của một số huyện miền núi Nghệ An) và giống lúa Tẻ thơm (giống bản địa huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) tại Trạm TN&SX giống cây trồng, vật nuôi Yên Thành và huyện Kỳ Sơn. Kết quả đã chọn được 30 dòng G1 giống Tẻ thơm và 30 dòng giống Khâu cạy nọi. Vụ xuân 2022 đánh giá và so sánh các dòng G2 giống lúa Tẻ thơm và Khâu cậy nọi tại Trạm TN&SX giống cây trồng, vật nuôi Yên Thành, các dòng G2 đã được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc Gia kiểm định, những dòng đạt tiêu chuẩn được hỗn lại đạt và cấp siêu nguyên chủng