Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-2020, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt 22.802 ha, sản lượng 260.695 tấn; giá trị sản xuất đạt từ 2.000 đến 2.600 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 8 -10% giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt. Trong đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Nghệ An đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2025 diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp toàn tỉnh đạt 40.000 ha, đến năm 2030 đạt 70.000 ha. Sản lượng năm 2025 đạt khoảng 425.395 tấn, năm 2030 đạt 789.160 tấn. Giá trị sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp đến năm 2025 đạt 4.500 – 5.000 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt 8.500 – 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt 12,5 – 13,5%.
Cây công nghiệp và cây ăn quả là những cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An,những loại cây trồng này có chu kỳ khai thác kinh tế lâu năm, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài, kinh phí đầu tư lớn. Nếu giống không đảm bảo thì không chỉ gây thiệt hại cho nông dân mà còn phá vỡ cơ cấu cây trồng cũng như quy hoạch cây trồng cho từng khu vực sản xuất. Tuy nhiên thời gian qua, công tác quản lý giống các loại cây này còn nhiều bất cập, chưa có vườn cây có nguồn giống đạt chất lượng. Qua kiểm tra, rà soát năng lực sản xuất giống của các vườn ươm và số lượng các vườn đầu dòng, cây đầu dòng cho thấy nguồn giống các loại chưa đáp ứng được nhu cầu cải tạo, trồng mới cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Nhiều giống cây trồng không được kiểm soát kỹ từ việc chọn lọc vật liệu nhân giống đến khi đưa ra vườn ươm. Tình trạng nông dân sử dụng giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng kém vẫn còn phổ biến. Giải được “bài toán” về “nhất giống” sẽ góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế của các vườn cây công nghiệp và cây ăn quả trong thời gian tới.Trước thực tế đó, từ năm 2020, Trung tâm giống cây trồng Nghệ An thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình